Thứ nhất : Hãy thay đổi những thói quen xấu từ khi còn là sinh viên để thích nghi với môi trường làm việc trong tương lai
Thời trẻ, mỗi chúng ta đều có một khoảng thời gian, không gian tự do, thoải mái, không muốn bị làm phiền, không muốn bị thúc ép, thậm chí không muốn nói chuyện với người lạ. Chúng ta còn không sẵn sàng làm những việc theo thời gian quy định, không sẵn sàng, chủ động quan tâm đến người khác... Những người này đôi khi cũng bị gọi bằng những từ như: "lạnh lùng", "cá tính". Nhưng sau này, trong công việc, bạn phải thay đổi những thói quen, tình trạng này, nếu không bạn sẽ nhanh chóng trở thành người cô độc giữa chốn đông người. Chưa kể, nó còn khiến kỹ năng giao lưu, kết nối của bạn trở nên tệ hại.
Ngược lại, nếu bạn nhanh chóng phá vỡ thói quen xấu, xử lý mối quan hệ trong công việc, cá nhân và dư luận nhanh hơn những người khác thì bạn sẽ dễ tìm kiếm được cơ hội tốt, khởi đầu cho sự thành công trong tương lai.
Thứ hai: Đừng trì hoãn công việc
Nhiều người sẽ chọn chơi thay vì học, họ nhanh chóng vội vàng hoàn thành bài kiểm tra để thỏa mãn thú vui của mình, làm điều mình thích. Nhưng xin đừng phát triển thói quen như vậy tại nơi làm việc, bởi vì công việc không bao giờ được thực hiện một cách hiệu quả, nó có thể khiến bạn bị "shock" khi nhiều việc bị dồn lại và bị quá tải. Hãy thử xem, khi bạn trì hoãn công việc, nhà lãnh đạo của bạn không thể chịu đựng được sự chậm trễ đó và tự mình làm điều đó - đây là một tín hiệu nguy hiểm cảnh báo bạn sắp bị "out" không thương tiếc.
Thứ ba: Hãy hành động, đừng nói suông
Nếu bạn đang trong tình trạng trên thì chắc chắn không lâu sau, bạn sẽ bị tẩy chay. Bạn bị khinh thường vì chỉ nói trên lí thuyết và không bắt đầu hành động; kế hoạch thì nhiều nhưng áp dụng, tiến hành thì ít.
Muốn thành công thì hãy tự lập, bắt tay vào làm việc, nghiên cứu để chứng minh khả năng của mình.
Thứ tư: Đừng để người khác đợi bạn
Trong mọi trường hợp, không nên để người khác phải bỏ dở công việc đang trong đà làm chỉ vì sự chậm trễ của bạn. Ở trường đại học, nó có thể chỉ là một vài lời phàn nàn nửa đùa, nửa thật từ những người bạn, nhưng khi ở nơi làm việc, điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho bạn, ví như mất đối tác tiềm năng của công ty chẳng hạn.
Thứ năm: Đừng nghĩ rằng các chi tiết không quan trọng
Ở trường đại học, trong một bài luận văn, những chi tiết nhỏ thường khiến nhiều bạn sinh viên không chú ý tới, nhưng chính nó lại góp phần ảnh hưởng tới thành công của bài luận. Như chúng ta biết, bản chất của quản lý trong doanh nghiệp là làm những việc đơn giản đến từng chi tiết. Do đó, vội vàng tìm chìa khóa an toàn có thể khiến bạn đánh mất cơ hội để được thăng chức .
Thứ sáu: Đừng tiêu cực, chỉ vì những gì bạn đang làm không phải là sở thích của bạn
Luôn tỏ ra chán chường, uể oải, không muốn làm việc chỉ vì đó không phải là công việc mà bạn thích, chắc chắn tấm vé để bạn nhanh chóng rời khỏi công ty luôn sẵn sàng đợi bạn.
Không ai có thể chọn việc mình thích cả nếu như chỉ đi làm thuê. Nên nhớ tất cả đều là mệnh lệnh. Không làm hoặc là làm đối phó, tức là bạn đã tước đoạt đi quyền được duy trì sự nghiệp của chính mình.
Thứ bảy: Đừng trốn tránh trách nhiệm
Rũ bỏ trách nhiệm là một sự phản ánh có điều kiện cho sự sợ hãi. Đừng nghĩ rằng những người khác sẽ không biết lỗi sai của bạn sẽ bỏ qua. Hãy mạnh dạn nhận trách nhiệm của mình, phấn đấu hết mình vì công việc. Làm được những điều trên thì bạn sẽ nhanh chóng thành công, được đối tác tin tưởng, được sếp đề cao, đồng nghiệp kính trọng, ngưỡng mộ.
10 năm kinh nghiệm ấy, chỉ gói gọn trong những điều trên. Đôi lúc, đam mê chưa phải là tất cả, mà trách nhiệm và sự nhiệt huyết mới làm nên thành công.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét